POH của DRK có gì đặc biệt
Hello những người anh em thiện lành. Chắc hẳn có rất nhiều anh em không khỏi ngạc nhiên về tốc độ giao dịch của DRK sau khi test chỉ vỏn vẹn từ 1.5 – 2.5s cho một giao dịch được hoàn thành đúng không ?
Và Drk có được tốc độ nhanh như vậy chính là sự đóng góp không nhỏ của một cơ chế đồng thuận mới mang tên Proof-of-Honor (PoH).
Drk là một đồng coin nền tảng đầu tiên sử dụng thuật toán Proof-of-Honor và sẽ thật là thiếu sót khi bạn biết về Drk nhưng lại không hiểu về cơ chế đồng thuận hết sức tuyệt vời này. Đừng lo lắng, bài viết này là dành cho bạn.
Và trước khi đi vào thêm chi tiết thì vẫn như thường lệ ” Tất cả chỉ vì mục đích thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư. Nếu như các bạn nhận được giá trị ở trong bài viết này thì hãy vui lòng like, share trang để giúp trang được tiếp tục phát triển” Chân thành cảm ơn các bạn !!!
I. Blockchain hiện tại đang gặp vấn đề gì
Trước tiên bạn hiểu rõ về POH của DRK. Hãy cùng xem những vấn đề chính mà Blockchain hiện nay đang vướng phải khiến công nghệ vô cùng tiềm năng này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn nhé.
- Tốc độ giao dịch
- Khả năng mở rộng để xây dựng ứng dụng
- Mức độ bảo mật
Và bản chất những công nghệ, thuật toán, cơ chế đồng thuận mới ra đời đều hướng tới giải quyết 3 vấn đề bên trên nhằm đưa công nghệ Blockchain và những ưu điểm tuyệt vời của nó vào ứng dụng thực tiễn.
Ví dụ: Với những hạn chế về tốc độ giao dịch cũng như khả năng bảo mật, đội ngũ của ETH đang muốn nâng cấp lên ETH 2.0 tuy nhiên quá trình này vẫn chưa thể thực hiện được chủ yếu do ETH là một đồng coin nền tảng đã Mainnet xong (code rất cồng kềnh).
Với hàng nghìn ứng dụng được xây dựng trên nền tảng của ETH trước đó thì việc chuyển dữ liệu sang nền ETH 2.0 là hết sức tốn kém, chưa kể vấn đề bảo mật, thất thoát dữ liệu là rất có thể xảy ra.
Và đề giải quyết cả 3 vấn đề trên thì DRK đã cho ra mắt một blockchain riêng mang tên DRK Chain với cơ chế đồng thuận POH cùng Smartcontract 2.0 của mình
Và đến nay khi mà Drk tất cả đã hoàn thiện thì phía ETH 2.0 vẫn còn chưa đâu vào đâu.
II. Vậy POH là gì
Đầu tiên thì bạn phải hiểu khái niệm về “CƠ CHẾ ĐỒNG THUẬN” trước. Nói một cách dễ hiểu thì mỗi một blockchain (được đại diện bởi một đồng coin) muốn hoạt động được thì cần phải có cơ chế đồng thuận để xác minh giao dịch.
Trong quá khứ chúng ta đã thấy được 2 cơ chế đồng thuận chủ yếu đó là:
2.1/ POW (Proof-of-work)
Hay còn gọi là bằng chứng công việc. với thuật toán này thì các máy đào sẽ bỏ sức mạnh tính toán của mình ra để cùng nhau giải một thuật toán và nhận về một lượng phần thưởng tương ứng. Đây là cơ chế đồng thuận đầu tiên và nguyên thủy của Blockchain.
BTC là đại diện đâu tiên và nguyên thủy cho cơ chế này và giá đỉnh điểm lên đến 20.000$ cuối 2017 như các bạn đã thấy.ETH cũng là đại diện của POW nhưng có bổ sung thêm Smartcontract và giá đạt đỉnh 1400$ cũng không có gì bàn cãi thêm cả
Ưu điểm của POW chỉ là giúp hệ thống hoạt động trơn tru hơn nhưng nhược điểm của nó lại tốn nhiều năng lượng, không thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nếu một ai đó có tiềm lực tài chính và sở hữu nhiều máy đào thì có thể kiểm soát mạng lưới cũng như sở hữu nhiều bitcoin hơn => Phần lớn bitcoin lại tập trung vào tay người giàu điều này đi ngược lại tôn chỉ phi tập trung của Blockchain.
2.2/ POS (Proof-of-stake)
Tiếp theo chúng ta thấy được sự ra đời của POS hay còn gọi là bằng chứng cổ phần. Nói một cách dễ hiểu thì với cơ chế này bạn chỉ cần giữ một số lượng coin nhất định và sẽ được nhận lãi theo tháng hoặc theo năm tùy cơ chế mỗi dự án.
Ví dụ điển hình của POS là đồng Stellar (XLM) tăng từ 0.002$ => 1$ (x500 lần) năm 2018BNB tăng từ 0.1$ => 40$ (2017) x400 lần đầu tư 1 tỏi có 400 tỏi
Ưu điểm thì nó khắc phục được nhược điểm của POW không cần sức mạnh tính toán nên tiết kiệm năng lượng và chi phí hơn rất nhiều. Tuy nhiên nhược điểm vẫn là việc tập trung quyền lực khi mà bạn chả phải làm gì khác ngoài việc ném vào đó một đống coin và nhận lãi theo lượng coin bạn nắm giữ
=> Người giàu lại càng giàu và cũng sẽ rất nguy hiểm khi một cá nhân nào đó nắm giữ phần lớn lượng coin có thể kiểm soát mạng của đồng coin đó.
Ngoài ra còn 2 cơ chế nữa đó là DPOS (Delegated Proof of Stake) và POI.. Nó được sinh ra để đẩy mạnh tốc độ giao dịch hơn và thực hiện một lớp dân chủ công nghệ để bù đắp những tác động tiêu cực của việc tập trung hóa. Nhưng nhìn chung có vẻ cũng không hiệu quả triệt để khi triển khai mình sẽ không đề cập đến nữa nhé.
2.3 POH – giải quyết toàn bộ vấn đề của các cơ chế đồng thuận trước đó
POH mang trong mình ưu điểm rằng không tốn sức mạnh khai thác, thân thiện với môi trường, tốc độ giao dịch siêu nhanh nhưng bên cạnh đó mang lại một sự công bằng, bảo mật hơn cho tất cả những thành viên tham gia mạng lưới blockchain.
Về cơ bản thì POH sẽ là một cơ chế đồng thuận “Hướng Tới Người Dùng” hơn thay vì tập trung vào một nhóm đối tượng giàu có nhất định
Hướng tới người dùng là điều mà hầu hết các công ti phát triển mạnh mẽ như facebook, google, alibaba, amazone… đều đang áp dụng để có thể phát triển xa hơn nữa
A. HodgeRank – chống SPAM giao dịch và chống LƯỜI
POH sử dụng một thuật toán có tên là “HodgeRank” lấy cảm hứng từ thuật toán PageRank mà google sử dụng để xếp hạng các trang có thông tin hữu ích cho người dùng.
HodgeRank xếp hạng các Node (nút) dựa trên: số lượng Stake và Số Lượng Giao Dịch (chia sẻ tỷ lệ phần thưởng và kiểm soát mạng đáng kể cho các nhà phát triển Dapp để khuyến khích họ phát triển nhiều App cho nhiều người dùng để tạo ra nhiều giao dịch hơn nữa => mang lại nhiều giá trị cho mạng lưới Drk Chain hơn nữa)
Ví dụ: Trong mạng lưới Drkchain có 1 Dapps xây dựng trên một node nếu Dapps đó mang lại nhiều giá trị cho người dùng thì có nhiều giao dịch mà càng có nhiều giao dịch thì càng được ưu tiên nhận được phần thưởng khối
Tuy nhiên vì là nút nào có số lượng giao dịch nhiều hơn sẽ có khả năng giành được phần thưởng khối lớn hơn sẽ xảy ra một trường hợp đó là các thợ đào “SPAM” giao dịch để gian lận nhằm chiếm phần thưởng khối.
Điều này vừa gây tắc nghẽn mạng, vừa không đóng góp được giá trị gì cho mạng phát triển cả (bằng chứng là con mèo ảo Cryptokities đã gây tắc nghẽn mạng rất nhiều phiền toái cho ETH)
=> PoH cũng thực hiện một hệ thống khuyến khích tiên tiến để loại bỏ tất cả các thợ đào (miners) gian lận và miners làm chậm hệ thống để duy trì tuổi thọ của mạng blockchain. như bạn thấy ở bảng bên dưới khi so sánh với 2 thuật toán còn lại.
B. GasStation – Giảm phí giao dịch xuống mức thấp nhất
Bên cạnh HodgeRank POH của drk thực hiện chính sách free-gas thông minh dựa trên “stamina” (được hứa hẹn là sẽ cao cấp hơn Tron) được gọi là “GasStation”, để làm các giao dịch blockchain rẻ hơn trong khi chống spam và khuyến khích các thợ mỏ một cách đồng đều.
Để giải thích điều này thì DRK thêm 1 điểm “Loyalty” (điểm trung thành) ở mỗi node (nút). Node đóng góp càng nhiều giao dịch và phí bảo trì hệ thống, thì sẽ càng nhiều điểm Loyalty mà Node sẽ nhận được.
Khi những kẻ spam tấn công hệ thống, Drk vẫn ưu tiên quá trình xác minh các giao dịch từ các Node có điểm Loyalty cao. Ngoài ra, các Node có điểm Loyalty cao sẽ được hưởng giá gas để xử lý giao dịch trước đó giảm dần xuống 0.
Điều này giúp những người “trung thành” sẽ có fee giao dịch gần như bằng 0, thay vì một đề nghị hoàn toàn không có phí. Cơ chế này đảm bảo lợi ích tối đa cho DApps thu hút hầu hết các giao dịch và một hệ thống khen thưởng công bằng cho các miners để có động lực stake dài hạn.
Càng nhiều Node (nút) tham gia xác nhận giao dịch => tốc độ xử lí giao dịch ngày càng nhanh và phí càng rẻ. Rất phù hợp khi ứng dụng thanh toán, tín dụng ngoài đời thực
C. Finality – Nâng bảo mật lên mức độ cao nhất
POH của DRK còn có một tính năng nữa đó là Finality hay còn gọi là “Tính Dứt Khoát” hiểu một cách đơn giản thì khi một giao dịch hoặc một ứng dụng nào đó được xuất ra khỏi mạng lưới blockchain của DRK thì nó sẽ không thể hoàn tác hoặc truy xuất thay đổi lại được.
Điều này tại sao có ý nghĩa ??
Hẳn là các bạn đã nghe về máy tính lượng tử của Google với sức mạnh tính toán khủng khiếp rồi chứ ???
Với lượng sức mạnh tính toán này thì chiếc máy tính đó có thể chiếm đến 51% sức mạnh tính toán để kiểm soát mạng lưới blockchain của BTC, xáo trộn lại các hàm băm và sửa đổi lại chúng.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn gửi cho tôi 1tr$ để mua bitcoin và tôi sử dụng máy tính lượng tử lấy lại số bitcoin của mình ??? trong khi tôi đã nhận tiền của bạn ??
Chắc hẳn bạn không muốn đúng không hiển nhiên là không ai muốn cả.
Ứng dụng thực tiễn của Finality ví dụ trong tài chính phi tập trung ứng dụng vào thực tế thì các hóa đơn, giao dịch thanh toán một khi thực hiện sẽ không thể bị can thiệp và sửa đổi được sẽ tạo ra sự công bằng.
Và để tổng kết lại những ưu điểm của POH so với POW, POS, DPOS, POI (những cơ chế đồng thuận của các đồng coin trước kia) thì bạn có thể xem sự so sánh tương quan trong bảng dưới đây
III. Tổng kết
Tổng kết lại thông qua bài viết này có một số điểm mà các bạn cần nắm được như sau:
PoH (Proof-of-Hornor) hay còn được gọi là thuật toán Bằng chứng Danh dự. Đây là thuật toán lần đầu được trình làng bởi DRK!
PoH chính là bí quyết đã giúp cho DRK đạt được tốc độ đóng block chỉ 2s với chi phí bằng 0$. Tốc độ của 1 giao dịch nhanh nhất chỉ mất 1 giây đúng (do cộng đồng BGC test).
PoH đã giữ lại những ưu điểm về việc xử lý tốc độ và khả năng mở rộng, bảo mật mạng lưới của PoS và DPoS. Ngoài ra khắc phục nhược điểm của PoS là bất công và thiếu sự phân quyền.
Sẽ có 2 thành phần được quyền lợi cao nhất trong mạng lưới của DRK: 1 là holder, 2 là doanh nghiệp tạo DApps. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng và tạo ra giá trị cho mạng lưới.
Thành phần spam giao dịch, hack, cheat sẽ bị đào thải ngay lập tức khỏi mạng lưới – điều mà ngay cả ETH hay TRX chưa làm được!
Tất nhiên còn một yếu tố rất quan trọng nữa để ứng dụng DRK vào cuộc sống thực tiễn nhiều hơn đó là thế hệ “Hợp Đồng Thông Minh 2.0” mà mình sẽ giải thích chi tiết cho anh em ở phần sau.
Hãy comment bên dưới nếu bạn yêu thích và chờ đợi chủ đề đó nhé
Xin chào và hẹn gặp lại
Bình Luận
0 Komentar untuk "POH của DRK có gì đặc biệt"